Nâng ngực là phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến, có thể cải thiện được vòng ngực theo nhu cầu làm đẹp của phụ nữ. Hiện nay, với các dòng túi ngực mới, được bảo hành trọn đời, phụ nữ phần nào bớt đi nỗi lo bị biến chứng.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là an toàn tuyệt đối, mà có thể gây ra những bệnh lý về tuyến vú, trong đó không ít trường hợp vú bị cứng sau
phẫu thuật nâng ngực. Hiện tượng ngực bị chai cứng sau phẫu thuật không phải là điều quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và bầu ngực đẹp của bạn. Nguyên nhân có thể do cơ địa mỗi người, và cũng do kỹ thuật, kinh nghiệm của bác sĩ. Do vậy, thay vì hoang mang, lo lắng bạn nên tìm tới các bác sĩ để có cách xử lý thích hợp nhằm lấy lại vẻ đẹp cho vòng 1 của mình.
Nguyên nhân ngực bị chai cứng sau phẫu thuật
Nguyên nhân chính làm cho ngực bị chai cứng sau khi
phẫu thuật nâng ngực là do sau khi đặt túi độn ngực bao xơ bị co thắt xung quanh túi độn ngực, xiết chặt túi độn làm cho ngực của bạn bị biến dạng và rất khó chịu, bao xơ co thắt xuất hiện quanh túi độn do sự hình thành sẹo xơ rất dày gây xiết túi độn làm cho vú bị cứng và méo mó.
Bao xơ bị co thắt cũng xuất phát từ hai nguyên nhân: một là cơ thể của bạn không thể thích ứng với túi nâng ngực, hai là do không tuân thủ
quy trình nâng ngực an toàn dẫn đến một số sai sót trong quá trình phẫu thuật nâng ngực của bác sĩ. Nếu là do cơ thể của bạn thì cũng có nhiều trường hợp co thắt khác nhau: co thắt nhẹ, vú không biến dạng do phẫu thuật lần đầu, hoặc vú bị biến dạng, sờ thấy túi độn và ngực cảm thấy đau đớn…Nếu là do lỗi từ phía bác sĩ làm không đúng theo
quy trình nâng ngực an toàn như: quá trình vô trùng chưa tốt, túi độn chưa được tráng qua dung dịch kháng sinh một cách kĩ càng…gây khó chịu cho ngực của bạn.
Những yếu tố tăng nguy cơ co thắt bao xơ như nhiễm trùng, tụ máu, phản ứng của cơ thể đối với túi độn, đặt trên cơ... Để giảm nguy cơ co thắt bao xơ, các phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm phải cầm máu kỹ lưỡng, vô trùng thật tốt, túi độn được tráng qua dung dịch kháng sinh và hạn chế cầm nắm túi độn, tạo khoang đặt túi vừa đủ, không quá chặt cũng không quá lỏng. Tuy nhiên, có vài trường hợp, dù kỹ thuật mổ rất tốt nhưng vẫn hình thành bao xơ co thắt do cơ địa nhạy cảm với túi độn.
Các mức độ hình thành mô sẹo
Không hẳn ai cũng bị tình trạng cứng như nhau, mà tùy vào mức độ bao xơ co thắt mà vú bị cứng nhiều hay ít.
- Độ 1: Vú mềm mại như người chưa trải qua phẫu thuật, vú không biến dạng.
- Độ 2: Cứng nhẹ, vú kém mềm mại, có thể sờ thấy túi độn nhưng nhìn bề ngoài chưa thấy biến dạng.
- Độ 3: Cứng vừa, vú cứng hơn, dễ dàng sờ thấy túi độn, và có thể nhìn thấy vú biến dạng.
- Độ 4: Co thắt nặng, vú cứng, căng đau, méo mó đáng kể.
Hành động cần thiết sau khi ngực bị cứng?
Nếu gặp phải hiện tượng không hay trên, trước tiên bạn phải tới gặp bác sĩ để được thăm khám lại một cách kĩ càng nhằm tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.
Nếu bạn đã từng
nâng ngực mà vú bình thường mềm mại thì sau mỗi 5 năm cũng nên đi khám để bác sĩ thẩm mỹ kiểm tra, đánh giá tình trạng túi độn, chụp MRI vú xem túi có bị rò rỉ không, cũng như sớm phát hiện các bệnh lý ở tuyến vú.
Nếu vú bạn bị cứng sau đặt túi nâng ngực, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ thẩm mỹ uy tín để được thăm khám, siêu âm, chụp MRI tìm nguyên nhân, đánh giá mức độ co thắt bao xơ.
Lời khuyên của các bác sĩ trong trường hợp này là bạn nên phẫu thuật lại
vòng 1 của mình. Nếu là trường hợp nhẹ, bạn sẽ xẻ bao xơ để cảm thấy thoải mái hơn. Nếu là trường hợp nặng hơn thì bóc bỏ toàn bộ bao xơ là điều bắt buộc và bác sĩ cũng sẽ đặt lại túi ngực khác cho bạn an toàn và hiệu quả hơn.
Phương pháp giải quyết khi ngực bị chai cứng sau khi phẫu thuật
Điều trị vú bị cứng sau phẫu thuật nâng ngực là phải phẫu thuật lại.
Phẫu thuật lại có thể chỉ là xẻ bao xơ hoặc bóc bỏ toàn bộ bao xơ. Xẻ bao xơ là điều trị tốt nhất khi bao xơ co thắt nhẹ. Bóc bao xơ toàn bộ đối với vỏ bao chắc, dày, canxi hóa. Bác sĩ cũng sẽ đổi túi khác, có thể tạo khoang đặt túi mới ở dưới cơ.
Tóm lại, vú bị cứng sau
phẫu thuật nâng ngực là một biến chứng thường gặp, và cách điều trị duy nhất là phải phẫu thuật lại. Mặc dù kỹ thuật mổ lại thường khó khăn và phức tạp nhưng còn hơn bạn cứ bị ám ảnh bởi bộ ngực chai cứng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.